Đọc câu chuyện trên, ai cũng đồ chừng hắn đã chết đuối trong sông Duềnh dưới chân núi Đà Linh, chẳng có ai ngờ hắn vẫn đêm đêm xuống bãi đá nơi bến đò đứng thẫn thờ nhìn xuống sông, ai có giục lên đò thì lắc đầu. Cứ thế, nhiều lắm đêm….
“ Khí phách hiên ngang, vạn kiếp giặc Minh còn khiếp đảm Danh nhân tuấn kiệt, muôn phương dân Việt mãi tôn thờ” “Anh hùng thành bại kể chi? Dạ sắt son, lòng vàng đá, thề cùng các bạn giữ trước sau. Mặc Châu đúc khí tinh anh, trung hiếu hẹn hò cùng sử sách”… Xem chi tiết ...
Bao nhiêu là người đã đi qua. Đến nay, cái tuổi của nó đã phải viết bằng ba con số. Sự già nua là màu đen và rêu mốc loang lỗ khắp thân thể nó. Nó thành vật chứng kiến vô tư và trung thực mọi sự diễn ra ở làng Giằng. Cái sự chứng kiến thật có ý nghĩa với dân làng Giằng, những người luôn có cảm giác bất an trước sự hiển hiện của những thứ họ từng biết, từng mắt thấy, tai nghe.. Xem chi tiết ...
Bất giác tôi rùng mình. Tội ác, tồi tệ nào ở đây? Trong thâm tâm, tôi muốn bày tỏ một tình cảm thương yêu rất thật, rất tự nhiên với nàng. Mãi về sau tôi mới nhận ra, những mong muốn bày tỏ tình cảm rất thật, rất tự nhiên kia chỉ là sự tự dối lừa. Tôi mong muốn khám phá nàng và day dứt vì nó. Xem chi tiết ...
Từ cái đêm tháng mười mưa gió ấy, vợ tôi biết vì sao tôi phải bặt vô âm tín nhưng đành nuốt câu trả lời, đành câm lặng trước nghi kỵ của người đời. Sự nghi kỵ khiến con người ta thành kẻ vô cảm, cả độc ác nữa. Mười năm chịu đựng, thần kinh căng ra, chịu sao nổi.” Xem chi tiết ...
Gió rừng, tiếng lão Xín trầm đục, âm âm. Thảng thốt tôi giang hai tay bám chặt vào mạn thuyền, cảm thấy cơ thể đang chao lắc theo những vật vô hình nào đấy. Lão Xin xoè bàn tay vảy ngang như xẻ sương mù đang che mắt nhìn. Bất ngờ lão cất tiếng hát: Xem chi tiết ...
“ Thế bây giờ về đâu, ông đèo thêm một quãng”. Con bé đáp: “Về làng Yên bên tê núi ạ”. Ông áo vàng nói: “ Ta biết cái làng ấy, nó nằm dưới chân núi Tịnh Sơn, nhưng nay chỉ còn mỗi cái miếu Ông Hoàng”. Con bé im lặng. Nó nghĩ tới bố. Đêm đã buông sương, dù mới đầu mùa hè. Xem chi tiết ...
- Nghỉ hưu người thanh thản, kẻ không. Dân bảo là hạ cánh an toàn và không an toàn là thế. Mấy ai thoát khỏi khúc rẽ vào cái nẻo về. Người xưa từng nói, đời người có ba lần trở về, lần đầu về với dân, lần thứ hai về với mình, lần thứ ba về với đất đó sao. Xem chi tiết ...
Chao, cái mơ ước đi khỏi làng âm ỉ cháy trong tôi lâu lắm rồi, được vậy thì mở rộng tương lai cho tôi quá. Chẳng hiểu ma-két-tinh mô tê ra sao, tôi vẫn rối rít cảm ơn hắn, còn thầm biết ơn cái ngọn tre bật vào mắt để tôi lên trạm xá xã mà được gặp hắn. Cái thằng tôi nhục thế!... Xem chi tiết ...
“Con của Tịnh nhiễm chất độc màu da cam. Thì chắc chắn là con tôi rồi. Con tôi, ông ạ. Chứ thằng Hưng biết chiến tranh là gì đâu. Vậy nên tôi ở lại làng, chưa hẹn được ngày xuống tàu với ông. Cảm ơn ông đã nuôi tôi thời gian vừa qua. Xem chi tiết ...
Nhà sư khẽ rùng mình, cúi thấp đầu xuống hai bàn tay chắp trước ngực. Tấm khăn màu vàng sẫm thắt nút dưới cằm, cái nút thắt xinh xắn như một quả trám. Chỉ thấy mỗi đôi mắt, đuôi mắt dài, có những đường nhăn như những cái kim khâu... “Bờ” - Suýt nữa thì Hà cất tiếng gọi. Anh vội cắn môi. Đừng động tới sự yên tĩnh của Bờ! Xem chi tiết ...
Tôi đi, mang theo khuôn mặt anh trai tôi lầm lì cau có, gương mặt chị Nhàn thấm đẫm nỗi buồn lẫn lo lắng thảng thốt và một ám ảnh anh Cường lúc hấp hối. Hai tháng sau, tôi nhận được bức điện của chị Nhàn. Vỏn vẹn mấy chữ: “Ngày 24 tòa xử anh Thắng, chú về gấp”. Xem chi tiết ...
Phong vị quê hương là nguồn mạch góp phần làm nên điệu tâm hồn Huy Cận, nuôi dưỡng và nhuần thắm cho thơ ông. Thời trẻ tuổi chơi vơi trong vũ trụ bao la, hay lúc trung niên lắm nỗi riêng mình và quanh mình, khi về già, thâm trầm trong suy tưởng về cuộc đời, về con người về nhân tình, thế thái trong cõi nhân gian ngổn ngang và sinh động thì Huy Cận vẫn làm được những việc lớn mà ông tự gánh lấy hay đời đã giao cho ông, bởi ông: Xem chi tiết ...
Tôi chợt nhớ về Hà Quảng trong không khí yên ắng của một đêm mùa đông se lạnh, cảm được sự dịu mềm của nó lăn tăn, li ti trên làn da. Lúc ấy tôi và nhà thơ Xuân Hoài ngồi với Hà Quảng và chị Vinh, vợ ông trong căn phòng nhỏ mờ trắng ánh sáng hai ngọn nến đặt trên cái bàn gỗ trong cái xóm vắng ngoài rìa Thị xã Hà Tĩnh. Một bộ ấm chén pha trà bằng sứ trắng, những bông hoa hồng trắng và mùi trầm thoang thoảng gợi nhớ về một căn phòng trong tiểu thuyết các nhà văn cổ điển Nga. Căn phòng ấy, ánh lửa nến ấy, cái không khí yên ắng ấy, sống mãi trong ký ức tôi cho đến tận bây giờ. Mới hay cái nhu cầu yên bình, tĩnh lặng của con người ta thật là vô cùng. Xem chi tiết ...
Như không nhằm tới một mục đích tư tưởng, đạo lý nhân sinh nào mà chỉ chăm chút cách kể câu chuyện tự nhiên bằng ngôn ngữ tươi tắn, hơi vănnhẹ nhàng, quấn quýt, nó khiến ta rung động và rồi không dứt được những ngẫm nghĩ về cuộc đời về số phận con người quanh ta. Xem chi tiết ...
Giữa những chặng dài bờ biển ngun ngút cát trắng nổi lên một ngọn đồi đất nâu. Chỗ đồi giáp biển có ngôi đền nổi tiếng linh thiêng gọi là đền Thánh Mẫu. Đền Thánh Mẫu ngăn cách với biển bởi một khối xanh của si, phi lao, bạch đàn, muồng đen, lồ ô… Xem chi tiết ...
Năm ấy, có một người đàn bà góa chồng sống trong một ngôi nhà gỗ, lợp tranh cỏ nằm nép dưới chân một ngọn núi đá. Một con suối bắt nguồn từ đâu đó trong lòng núi, lượn vòng vèo, rồi như kiệt sức đổ òa xuống bãi sỏi trắng sau làng. Tiếng nước chảy róc rách, đều đều, miệt mài. Xem chi tiết ...
- Anh cho tôi ngồi cùng. Tôi ngửng đầu và thấy một người đàn ông gầy, mặc một bộ quần áo sẫm màu, gương mặt mệt mỏi đứng bên kia bàn đang chỉ tay xuống cái ghế để trống. - Quán còn bao nhiêu chỗ kia. Tôi nói. Xem chi tiết ...
Năm….Giáo sư Lê Văn đến công tác tại tỉnh H. Ở đó ông được nghe một câu chuyện về vị vua Hàm Nghi thời Nhà Nguyễn, trước khi bị giặc Pháp bắt đưa đi an trí bên An - giê xa xôi, đã để lại cho dân làng Gia Ninh heo hút trong rừng sâu ba con voi vàng và một bộ long bào. Xem chi tiết ...
1. Chú Huyên người cùng làng với tôi. Học xong đại học Văn thì chú đi bộ đội. Loanh quanh thế nào thành phóng viên một tờ báo danh tiếng ở Thủ đô. Được đâu dăm năm thì chú bị thu hồi Thẻ nhà báo và bị đuổi khỏi cơ quan. Nghe bảo chú có những phát ngôn đi ngược tôn chỉ mục đích của tờ báo chú đang phụng sự. Thời gian ấy, vợ chú đã kịp bỏ chú theo một gã làm phim truyền hình. Gã này có nhiều tiền đang xây dựng nhà hàng, Xem chi tiết ...
Tôi và Hân học xong Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh được Lâm trường Ngàn Mông tiếp nhận về Phòng thi đua tuyên truyền để chuẩn bị cho việc xây dựng đội văn nghệ. Thiếu thốn, vướng bận đủ điều nhưng cơ quan, nông trường, nhà máy, xí nghiệp nào cũng có một đội Văn nghệ Xem chi tiết ...
Có thể khẳng định rằng, văn học là một phương thức để tái hiện cuộc sống. Chính văn học đã dựa trên những đặc điểm thực tế cuộc sống để khái quát và phản ánh cuộc sống dưới con mắt nghệ thuật của nhà văn; Xem chi tiết ...
Một đặc điểm nổi bật của 12 truyện ngắn viết cho thiếu nhi chọn lọc in trong tập Đức Ban- Tác phẩm chọn lọc là chất thơ thấm đẫm trong từng trang viết, tạo nên một vẻ đẹp riêng, hấp dẫn người đọc, đặc biệt là những bạn đọc nhỏ tuổi. Xem chi tiết ...
Trong sự nghiệp cầm bút của mình, nhà văn Đức Ban đã xuất bản hơn chục đầu sách bao gồm nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dài, bút ký, kịch... Với những đóng góp quan trọng của mình cho mảng văn xuôi, Đức Ban được xem là nhà văn tiêu biểu nhất của Hà Tĩnh trong vòng ba chục năm lại đây. Xem chi tiết ...
Bắt đầu in sách từ năm 1978 (tập truyện ngắn Mưa rừng) cho đến lúc khép lại thế kỉ XX, Đức Ban cho ra đời hơn chục đầu sách, gồm cả truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch… Gắn bó với nghề văn một cách tận tâm, tận lực; bền bỉ như một người đi đường đã định rõ hướng, Đức Ban lặng lẽ kết bó những thành quả nhất định, trở thành gương mặt tiêu biểu của văn Xem chi tiết ...
Ngoài rìa thị xã, về phía mặt trời lặn có một ngôi nhà nhỏ nằm đơn côi giữa một bãi cây trinh nữ. Những cây trinh nữ mọc từ thuở nảo nào, thân xám mốc, khía lá oằn ẹo và hoa nhỏ tím ngát cả bốn mùa. Bạn tin hay không tin thì tùy, nhưng quả đúng thế, cái thứ trinh nữ hoa tươi bốn mùa ấy. Góc sân, cái sân đất nhăm nhít kẽ nứt có hai cây dâu già, cành lưa thưa lá rụng rơi xuống bậu cửa sổ bay vào tận chân giường. Xem chi tiết ...
Năm ấy, có một người đàn bà góa chồng sống vật vờ trong một ngôi nhà gỗ, lợp tranh cỏ nằm nép dưới chân một ngọn núi đá. Một con suối bắt nguồn từ đâu đó trong lòng núi, lượn vòng vèo, rồi như kiệt sức đổ òa xuống bãi sỏi trắng sau làng. Tiếng nước chảy róc rách, đều đều, miệt mài một cách nín nhịn từ bao giờ và cứ kéo dài biền biệt. Xem chi tiết ...
Cuối cùng ông Chủ tịch xã cũng bằng lòng dẫn tôi về làng Vạn theo con đường nhỏ đầy cỏ gằng và lá rụng men theo sông Nghẽn. Chúng tôi đi được chừng một cây số thì trời nhá nhem tối. Bóng đen cùng sương mù từ dưới sông bốc lên lởn vởn quanh những bông lau trắng rũ rượi, rồi dâng cao, dày đặc cả khoảng không vừa nãy còn trông rõ vô vàn cánh hoa bần đỏ bay lăm răm. Chẳng còn nhìn thấy màu sắc Xem chi tiết ...
Anh rời con đường phố ngập nước leo lên vỉa hè đứng nép vào một gốc cây bằng lăng đơn độc. Bốn phía chung quanh anh bạc trắng mưa. Anh thấy tủi thân quá. Giá mà có một bếp lửa! Trước, anh có nghĩ gì đến lửa. Giờ xương cốp ọp ẹp, anh mới thèm lửa. Xem chi tiết ...
Đức Ban là cây bút văn xuôi có sức vóc ở Hà Tĩnh. Ông viết tương đối nhiều và luôn chứng tỏ sự nghiêm túc. Dầu thể nghiệm tài bút trên nhiều thể loại, song thể loại mà người đọc biết đến ông nhiều nhất vẫn là truyện ngắn. Xem chi tiết ...
Làng tôi vỏn vẹn năm chục nóc nhà, ba phía sông Nghèn bao bọc, một phía là đồng ruộng rải rác những ao chuôm, mồ mả. Đầu làng, giữa một vùng cây cối um tùm có cái đền thờ Đức Thánh Mẫu. Chẳng biết ngôi đền có từ bao giờ. Khi tôi lớn lên, thuở ấy lâu rồi, đã thấy ngôi đền già nua, cũ kỹ lắm. Bờ tường đầy rêu sống xanh nhợt, rêu chết vàng hoe; rồng lượn, hổ chầu sứt mẻ nham nhở. Xem chi tiết ...
( Đời người có ba lần trở về, lần thứ nhất về với dân, lần thứ hai về với mình, lần thứ ba về với đất - Lời người xưa) Xem chi tiết ...