Trước sau gì rồi Trần Đắc Túc cũng là con người của xứ đồng, của bùn đất, của luá khoai, rau dền, rau má, của màu đỏ hoa giong giềng, màu máu hoa bần, của cánh diều bay trên khoảng không thanh sạch, của mưa thưa, mưa nhặt, nắng vàng và của những dằn vặt, mơ tưởng nhỏ nhoi đọng lại giữa công ăn việc làm vất vả của những ngươì nông dân luôn thắc thỏm, mong ngóng hạt lúa, củ khoai.
Tôi cố hình dung khi Trần Hướng rời cái làng biển Thạch Kim đầy cát và mùi cá nướng chen chân dọc, ngang giữa Thủ đô đô hội, nhưng chỉ thấy một con người nhỏ bé với nụ cười lặng lẽ sục đôi chân trần trong bùn và cát mặn đau đáu nhìn rễ hoa muống biển vắt ngang cái vỏ sò, đến ngôi sao xanh trên trời. Xem chi tiết ...
Bởi tôi biết trước có nói thì ông cũng chăm chú nhìn tôi bằng ánh mắt thân thiện; rồi khi nghe xong lời tôi nói thì ánh mắt ấy bỗng trở nên ngơ ngác. Tôi sẽ lại phải lắc đầu và thầm hỏi, bao giờ thì ông ra khỏi những nhân vật của ông? Xem chi tiết ...
Quốc Anh là thế, vui vẻ, nhiệt tình, cứ như với anh, mang niềm vui đến cho người khác là bổn phận của nhà thơ. Và tôi biết, sau ánh mắt ngời sáng kia, sau nụ cười tươi kia, là những nỗi niềm thăm thẳm thấm đẫm tình yêu cuộc đời, một cuộc đời không một giây yên ổn, cân bằng. Xem chi tiết ...
1. Chính Tâm là người để lại trong tôi những ấn tượng sâu đậm. Ông sinh năm 1941ở làng Hói xã Thuận Lộc, huyện Can Lộc, trong một gia đình nhà nho nghèo, mấy đời gắn bó với cây lúa, củ khoai. Bản lý lịch của Chính Tâm thật đơn giản: Nghề nghiệp: Viết văn. Quá trình công tác: Học sinh, cán bộ Ngân hàng, cán bộ Phòng văn hóa, cán bộ Hội Văn nghệ. Và không đảng viên, không chức vụ. Ít ngao du, tránh né thù tạc, hội hè. Xem chi tiết ...
Cách đây tròn mười lăm năm tôi viết về Lê Anh Tuấn. Bài viết có cái tên rất lười nhác: Ba lần gặp Lê Anh Tuấn. Dẫu sao thì nó cũng ghi được ba bước ngoặt trong một phần cuộc đời của ông. Lần thứ nhất giữa bom đạn mịt mù trên một cung đường giao thông miền Tây Quảng Bình. Lần thứ hai trong ngôi nhà lợp tranh cọ bốn phía chung quanh là tre pheo của Bảo tàng Hà Tĩnh sơ tán về vùng quê trong chiến tranh, ngày qua ngày ông lặng lẽ giữa những di vật, cổ vật mốc mác. Học xong Trường Đại học Mỹ Thuật Yết Kiêu Hà Nội rồi vòng vèo, thác ghềnh thế nào tôi không biết, ông rời quê Hà Nam trở lại Xứ Nghệ. Năm 1976, nhập tỉnh ông khăn gói ra Nghệ An. Năm 1991, chia tỉnh ông cùng vợ và ba người con khập khểnh về Hà Tĩnh. Đấy là lần thứ ba tôi gặp ông. Xem chi tiết ...
Bắt đầu từ bao giờ, ngôi nhà Bùi Quang Thanh có tên gọi: Nhà Thanh Che- Cầu Voọc? Dần dà bạn bè quên cái địa chỉ 413 Hà Huy Tập mà chỉ nhớ mỗi Thanh Che - Cầu Voọc mỗi khi cần đến nhà anh hoặc chỉ đường cho ai đó. Cái tên dài ngoằng kia có sự tích của nó. Thủa Bùi Quang Thanh còn ở Công ty Xây dựng cầu -đường thuộc Ty Giao Thông, tay Giám đốc lớn lên ở một vùng trung du dân trồng mía nhiều hơn trồng lúa. Tháng chạp se lạnh, trong làng nghèn nghẹn tiếng che gỗ nghiến mía và không gian thì thơm lừng mùi mật. Xem chi tiết ...
Bấy giờ tôi đang là chiến sỹ TNXP ở trong ngôi nhà tre lợp lá cọ giữa một bãi cát ngun ngút trắng bên Quốc lộ 15, cách ngã ba Đồng Lộc dăm km. Một hôm, Duy Thảo - tác giả bài thơ “ Mừng chiến thắng trời quê” viết năm 1965, được rất nhiều người thuộc, tìm đến tôi. Xem chi tiết ...
Sau ngày Mỹ ngừng ném bom miền Bắc, nhà thơ Nguyễn Quốc Anh và nhà văn Chính Tâm đạp xe đạp cọc cạch ra Tổng đội TNXP 299. P18 xin cho tôi chuyển công tác về Hội Văn nghệ Hà Tĩnh. Ba lần như vậy, ông Tổng đội trưởng mới gật đầu. Xem chi tiết ...
Sau những năm lận đận, mệt nhoài trong thất vọng, tôi ra khỏi làng, gia nhập vào một đơn vị TNXP. Một không gian khác, những mối quan hệ khác. Và dĩ nhiên tâm trạng khác. Tâm trạng của một kẻ vừa thoát khỏi những ràng buộc vô hình, tự do đi dưới trời xanh. Chính trong những ngày tháng đó tôi biết Lê Duy Phương. Một buổi chiều căng gió mặn thổi từ biển lên, tôi nhận được một gói bưu phẩm. Mở, thấy quyển sổ giấy trắng kèm mấy dòng chữ của Lê Duy Phương đề tặng. Xem chi tiết ...
Một đêm lạnh cuối năm 2001, lang thang dọc đường phố vắng đầy sương trắng, rải rác đây đó vài bông hoa dán mình vào mặt đất, tôi chợt nhớ hai câu thơ trong bài Tỏa hương của Minh Nho: “Những bông hoa nằm giữa mặt đường/ Dưới chân người nhàu nát”. Xem chi tiết ...
Một lần tôi thấy ông ngồi im lặng bên cái bàn gỗ cũ kỹ, trong căn phòng ngập tràn ánh sáng trắng giữa hàng ngàn cuốn sách nặng trĩu những cuộc đời, thiên nhiên, sự kiện, chân lý… đang im lặng níu vào nhau, chen nhau bốn phía chung quanh. Bấy giờ tôi có cảm giác sự im lặng kia đang kéo ông lùi xa vào đâu đấy trong quá khứ cách xa muôn trùng với phố xá nhốn nháo, ồn ào thời kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập… Xem chi tiết ...