logo

Giao lưu bè bạn

Lê Duy Phương- Quan chức và Thi ca

Sau những năm lận đận, mệt nhoài trong thất vọng, tôi ra khỏi làng, gia nhập vào một đơn vị TNXP. Một không gian khác, những mối quan hệ khác. Và dĩ nhiên tâm trạng khác. Tâm trạng của một kẻ vừa thoát khỏi những ràng buộc vô hình, tự do đi dưới trời xanh. Chính trong những ngày tháng đó tôi biết Lê Duy Phương. Một buổi chiều căng gió mặn thổi từ biển lên, tôi nhận được một gói bưu phẩm. Mở, thấy quyển sổ giấy trắng kèm mấy dòng chữ của Lê Duy Phương đề tặng.


     Sau những năm lận đận, mệt nhoài trong thất vọng, tôi ra khỏi làng, gia nhập vào một đơn vị TNXP. Một không gian khác, những mối quan hệ khác. Và dĩ nhiên tâm trạng khác. Tâm trạng của một kẻ vừa thoát khỏi những ràng buộc vô hình, tự do đi dưới trời xanh. Chính trong những ngày tháng đó tôi biết Lê Duy Phương. Một buổi chiều căng gió mặn thổi từ biển lên, tôi nhận được một gói bưu phẩm. Mở, thấy quyển sổ giấy trắng kèm mấy dòng chữ của Lê Duy Phương đề tặng. Ông viết là ông đang công tác ở Kiên Giang, đọc truyện ngắn Khói xanh của tôi in trên Văn nghệ Giải phóng thấy hay, có phong vị riêng và chúc tôi luôn tiến bộ. Lòng tôi bỗng rưng rưng. Lần đầu tiên trong đời, dù bấy giờ đã trên hai mươi tuổi, tôi mới được nhận quà tặng và lời chúc mừng của một người ngoài gia đình, họ tộc.  

      Hai năm sau, tôi mới gặp mặt Lê Duy Phương. Ông là một  trong số ít các nhà thơ thời chống Mỹ ở Hà Tĩnh: Xuân Hoài, Vũ Duy Thông, Nghiêm Đa Văn, Duy Thảo, Nguyễn Quốc Anh, Trần Quốc Anh, Trần Hậu Tân, Hà Quảng, Phan Duy Đồng …Những người có danh với những tập thơ dày, mỏng in trên giấy Việt Trì sâm sẫm. Đọc thơ họ, tôi cứ có cảm giác, ngoài sự chân thành dễ nhận thấy, mình  chẳng thể nào thấu hiểu những niềm tin, những đắm say, những kiêu hãnh, những tiếng ca vui bất tận được biểu đạt bằng ngôn ngữ.  

      Rồi những khó khăn, những thách thức thời hậu chiến trở nên hiện hữu: thiếu thốn, nghèo đói, bất công len lách vào khắp nơi. Thơ Lê Duy Phương mà không chỉ thơ Lê Duy Phương, một phần không nhỏ văn học nước nhà đằm lắng xuống khi niềm vui, những  náo nức ngất ngây sau chiến thắng 1975 đã trở nên bình lặng hơn.  

      Từ : Ngụy trang cành lá ai che/ Mà xanh xanh mãi đoàn xe không cùng/ Tiếng thơ vang giữa bão bùng (Nhớ Kỳ Anh) đến: Anh nằm trong mộ đá/ Không cây cao bóng cả/ Nghĩa trang phơi giữa đồng…Ôi nén nhang cắm xuống / khói trắng bay lên trời… và Nước mắt mẹ cạn rồi/ Tháng năm cay nghiệt quá (Mẹ), tôi tin Lê Duy Phương đã đi qua một chặng đường dài gập ghềnh, quanh co của suy tư, thức nhận…  

      Có lần tôi tự hỏi, làm sao một Lê Duy Phương ủy viên Thường vụ, phó Chủ tịch UBND Thành phố Vinh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh, quyền uy và đủ đầy trong cuộc sống lại có thể viết ra những câu thơ ứa nước mắt như thế. Bởi lẽ chức phận làm quan không liên quan đến thơ, thậm chí, sự khắc nghiệt, nghiêm ngặt của nó còn trái ngược với công việc sáng tạo ra thơ. Ông phải là người lý trí, sắc sảo, rạch ròi mới đảm đương được công việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư bộn bề, phức tạp và đầy cám dỗ, mới ứng xử được với đảm đông những cộng đồng người, giữa ngổn ngang các cơ chế, chính sách, nghị quyết, chỉ thị. Ông lại phải là người duy cảm, luôn tự vấn, trăn trở trước thân phận con người giữa cuộc đời đầy bất trắc mới làm được thơ.  Những câu thơ: “Cô ta kể rằng: trên giàn giáo đến chín giờ là chóng mặt/ thương thương quá nghe đến rơi nước mắt… hay: Mẹ ngắm con trai của mẹ/ sinh năm 1953/ mất năm 1971/ mẹ ngắm con gái của mẹ/ sinh năm1954/ mất năm 1972/ mẹ ngắm chồng của mẹ / sinh năm 1925/ mất năm 1968/ và chúng tôi ngắm mẹ/ trào nước nước mắt …(Trường ca nước mắt) Rồi: Nhớ mẹ đồng tiền rách/ Mớ rau chiều ôi ôi/ Mẹ mua về nuôi lợn/ ngắt ngọn lành nuôi tôi/ nước mắt mẹ cạn rồi/ tháng năm cay nghiệt quá (Mẹ)…đã che mờ Lê Duy Phương quan chức, quyền uy để thấy một Lê Duy Phương run rẩy, nhân từ, chầm chậm đi giữa bao nỗi nhân gian.

      Tôi nhớ một hôm ông và vợ ông tìm đến nhà tôi. Gọi là nhà nhưng thực ra chỉ một căn phòng 15 mét vuông trong khu tập thể của Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh vẳng vẻ và ẩm ướt. Trong câu chuyện, ông cứ nhắc đi nhắc lại câu thơ ông viết từ hồi nào: Chức tước như khách đến rồi đi/ Còn Thơ mãi mãi với tôi suốt đời  như một giãi bày, nhằm xóa cái mặc cảm về khoảng cách xã hội giữa tôi và ông trong tôi. Bất chợt tôi nhớ cuốn sổ tay ông tặng tôi và trong lòng rưng rưng cái cảm xúc 15 năm trước. Tôi thấy thật không phải với ông. Tôi đã đánh đồng phẩm chất thi ca với những phẩm tính phải thể hiện của một vị quan chức trong ông. Ông nhìn tôi, nhìn bốn phía chung quanh căn phòng trống trải, bất kỳ một vật dụng nào, một hình thù nào cũng rơm rớm sự nghèo khó. Im lặng một hồi lâu rồi ông nói: “Làm sao để có một chỗ ở tử tế ?” Ông hỏi như không phải hỏi tôi. Tôi hiểu nỗi day dứt của ông trước những gì ông nhìn thấy.

            Sau ngày tái lập tỉnh Hà Tĩnh, năm 1991, một dàn tác giả trẻ xuất hiện tiếp nối thế hệ thơ chống Mỹ tạo thành một đội ngũ làm thơ khá đông đảo quây quần quanh Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh. Thời ấy và cả về sau này, bao nhiêu người làm thơ thì bấy nhiêu bổn phận công chức ăn lương nhà nước. Ông vẫn là người đi nhiều, quay ngang, dọc trong các quan hệ chính trị, quan hệ hành chính. Ông giao tiếp với cả Ủy viên Bộ chính trị, Thủ tướng Chính phủ, các chính khách ngoại giao. Ông giao lưu với giới thương nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, bạn bè văn chương, nhà giáo, học sinh... Ông có mặt ở nhiều nơi. Ở những nơi ấy, ông mau chóng thành trung tâm chú ý của nhiều người. Tôi nghĩ, không phải vì chức quyền và cũng chẳng phải nhờ Thơ mà là nhờ sự am tường đời sống xã hội cùng cái gì đó ở dáng điệu, ở âm lượng giọng nói, ở khuôn mặt, ở cái nhìn…cứ  hồn nhiên toát ra vẻ nhiệt tình của ông. Thời gian ấy ông vẫn làm thơ, hàng chục tập thơ, thơ cho người lớn, thơ cho các em thiếu nhi, Vẫn làm quan, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và  Đầu tư – cái Sở to nhất, nhì tỉnh về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thời ấy và mọi thời, luôn có loại người làm quan muốn làm thơ để giúp đời một cái gì đó, lại có loại người làm quan, mượn thêm văn chương để đánh phấn danh quan…Những điều trái ngược này đâu phải trong ai cũng rõ ràng, rành mạch; chúng xâm lấn nhau, chúng chống nhau, chúng trốn tìm nhau và đau đớn hơn là chúng lừa gạt chính con người. Lê Duy Phương  thuộc loại thứ nhất. Thế nên ông có bạn bè, có bạn đọc.

       Rồi đến ngưỡng sáu chục tuổi, ông nghỉ hưu. Nghỉ hưu, khối người hụt hẫng. Đọc trong“ Người” của ông bạn Nguyễn Quang Thiều gặp câu chuyện kể một người làm quan nghỉ hưu rồi mà sáng sáng xách cặp ra đứng ở cửa ngong ngóng xe tới đón, ngồi vào mâm cơm thì cầm đũa gạch gạch lên mặt bàn miệng lẩm bẩm:” Duyệt! duyệt”. Cái hưu khiến kẻ tham quyền thành tâm thần như vậy thì qủa thật chua xót.  Lê Duy Phương là một người nghỉ hưu một cách vui vẻ, thanh thản mà tôi được biết. Ông bảo, mình đã cởi áo quan trường, rủ bỏ hàng lô công việc hành chính, chính trị về với đời thường tự do làm những việc gì mình thích kể cả yêu thương, hờn giận. Tôi nói, thế chẳng ra chốn quan trường, không được tự do yêu thương, hờn giận ư? Với vẻ hồn nhiên quen thuộc, ông bảo được,  nhưng trong khuôn khổ nào đấy. Khác nhiều nhà thơ về hưu trong túng bấn, ông có nhà ở Hà Tĩnh, ở Vinh, ở Hà Nội, và dĩ nhiên không phái lo lắng chuyện áo cơm. Người ta thấy ông cưỡi xe máy chở vợ ra chợ Tỉnh lên siêu thị, tới câu lạc bộ thơ của Hội Văn nghệ, tới nhà bạn bè đàm đạo chuyện văn chương. Thấy ông xuất hiện ở Hà Nội dang díu với câu lạc bộ Thơ Nguyễn Công Trứ. Gặp ông chủ trì cuộc tọa đàm tiểu thuyết viết về Nguyễn Du. Lại thấy ông ở Hội thảo Truyện Kiều, gặp ông trong lễ phát giải thưởng viết về đề tài Giao thông Vận tải .. Và gặp nhiều hơn tên ông trên sách, báo, thơ ông trong phòng đọc Thư viện.  Là chỗ thân tình tôi đọc hầu hết thơ ông, thơ đã in và thơ chưa in, cảm nhận ra một điều rằng, ông đang trăn trở đổi mới thơ: đau đáu và đắm đuối, dằn vặt và chua chát, đau buồn và khát vọng. Những: Em nhỏ ơi, em nhỏ quá đi thôi/ Trong mưa lũ em sống làm sao được/ Ngắm con trẻ thủ đô chơi đèn phá cỗ/ Nước mắt nhòa trang viết tối hôm nay (Gửi) Những: Những người đi nuôi bệnh nhân/ thường là đàn bà/ tất bật và bụi bặm/ lặng lẽ đi trong hành lang ( Nuôi). Lại nữa: Phố xá/ thưa dần/ Những mớ rau/ thoi thóp/ Ngưới bán rau/ thở dài/ bước đi (Chợ). Lại nữa: Cái gì của dân không biết/ Chợ đây mới thật của dân/ Cứ đến mà xem thì rõ/ Người ơi, dù chỉ đôi lần.( Chợ)…

      Lê Duy Phương đã tiễn khách đang đón thơ: Chức tước như khách đến rồi đi/ Còn Thơ mãi mãi với tôi suốt đời .

                                                                              Tháng 8-2015

       

     Sau những năm lận đận, mệt nhoài trong thất vọng, tôi ra khỏi làng, gia nhập vào một đơn vị TNXP. Một không gian khác, những mối quan hệ khác. Và dĩ nhiên tâm trạng khác. Tâm trạng của một kẻ vừa thoát khỏi những ràng buộc vô hình, tự do đi dưới trời xanh. Chính trong những ngày tháng đó tôi biết Lê Duy Phương. Một buổi chiều căng gió mặn thổi từ biển lên, tôi nhận được một gói bưu phẩm. Mở, thấy quyển sổ giấy trắng kèm mấy dòng chữ của Lê Duy Phương đề tặng. Ông viết là ông đang công tác ở Kiên Giang, đọc truyện ngắn Khói xanh của tôi in trên Văn nghệ Giải phóng thấy hay, có phong vị riêng và chúc tôi luôn tiến bộ. Lòng tôi bỗng rưng rưng. Lần đầu tiên trong đời, dù bấy giờ đã trên hai mươi tuổi, tôi mới được nhận quà tặng và lời chúc mừng của một người ngoài gia đình, họ tộc.  

      Hai năm sau, tôi mới gặp mặt Lê Duy Phương. Ông là một  trong số ít các nhà thơ thời chống Mỹ ở Hà Tĩnh: Xuân Hoài, Vũ Duy Thông, Nghiêm Đa Văn, Duy Thảo, Nguyễn Quốc Anh, Trần Quốc Anh, Trần Hậu Tân, Hà Quảng, Phan Duy Đồng …Những người có danh với những tập thơ dày, mỏng in trên giấy Việt Trì sâm sẫm. Đọc thơ họ, tôi cứ có cảm giác, ngoài sự chân thành dễ nhận thấy, mình  chẳng thể nào thấu hiểu những niềm tin, những đắm say, những kiêu hãnh, những tiếng ca vui bất tận được biểu đạt bằng ngôn ngữ.  

      Rồi những khó khăn, những thách thức thời hậu chiến trở nên hiện hữu: thiếu thốn, nghèo đói, bất công len lách vào khắp nơi. Thơ Lê Duy Phương mà không chỉ thơ Lê Duy Phương, một phần không nhỏ văn học nước nhà đằm lắng xuống khi niềm vui, những  náo nức ngất ngây sau chiến thắng 1975 đã trở nên bình lặng hơn.  

      Từ : Ngụy trang cành lá ai che/ Mà xanh xanh mãi đoàn xe không cùng/ Tiếng thơ vang giữa bão bùng (Nhớ Kỳ Anh) đến: Anh nằm trong mộ đá/ Không cây cao bóng cả/ Nghĩa trang phơi giữa đồng…Ôi nén nhang cắm xuống / khói trắng bay lên trời… và Nước mắt mẹ cạn rồi/ Tháng năm cay nghiệt quá (Mẹ), tôi tin Lê Duy Phương đã đi qua một chặng đường dài gập ghềnh, quanh co của suy tư, thức nhận…  

      Có lần tôi tự hỏi, làm sao một Lê Duy Phương ủy viên Thường vụ, phó Chủ tịch UBND Thành phố Vinh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh, quyền uy và đủ đầy trong cuộc sống lại có thể viết ra những câu thơ ứa nước mắt như thế. Bởi lẽ chức phận làm quan không liên quan đến thơ, thậm chí, sự khắc nghiệt, nghiêm ngặt của nó còn trái ngược với công việc sáng tạo ra thơ. Ông phải là người lý trí, sắc sảo, rạch ròi mới đảm đương được công việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư bộn bề, phức tạp và đầy cám dỗ, mới ứng xử được với đảm đông những cộng đồng người, giữa ngổn ngang các cơ chế, chính sách, nghị quyết, chỉ thị. Ông lại phải là người duy cảm, luôn tự vấn, trăn trở trước thân phận con người giữa cuộc đời đầy bất trắc mới làm được thơ.  Những câu thơ: “Cô ta kể rằng: trên giàn giáo đến chín giờ là chóng mặt/ thương thương quá nghe đến rơi nước mắt… hay: Mẹ ngắm con trai của mẹ/ sinh năm 1953/ mất năm 1971/ mẹ ngắm con gái của mẹ/ sinh năm1954/ mất năm 1972/ mẹ ngắm chồng của mẹ / sinh năm 1925/ mất năm 1968/ và chúng tôi ngắm mẹ/ trào nước nước mắt …(Trường ca nước mắt) Rồi: Nhớ mẹ đồng tiền rách/ Mớ rau chiều ôi ôi/ Mẹ mua về nuôi lợn/ ngắt ngọn lành nuôi tôi/ nước mắt mẹ cạn rồi/ tháng năm cay nghiệt quá (Mẹ)…đã che mờ Lê Duy Phương quan chức, quyền uy để thấy một Lê Duy Phương run rẩy, nhân từ, chầm chậm đi giữa bao nỗi nhân gian.

      Tôi nhớ một hôm ông và vợ ông tìm đến nhà tôi. Gọi là nhà nhưng thực ra chỉ một căn phòng 15 mét vuông trong khu tập thể của Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh vẳng vẻ và ẩm ướt. Trong câu chuyện, ông cứ nhắc đi nhắc lại câu thơ ông viết từ hồi nào: Chức tước như khách đến rồi đi/ Còn Thơ mãi mãi với tôi suốt đời  như một giãi bày, nhằm xóa cái mặc cảm về khoảng cách xã hội giữa tôi và ông trong tôi. Bất chợt tôi nhớ cuốn sổ tay ông tặng tôi và trong lòng rưng rưng cái cảm xúc 15 năm trước. Tôi thấy thật không phải với ông. Tôi đã đánh đồng phẩm chất thi ca với những phẩm tính phải thể hiện của một vị quan chức trong ông. Ông nhìn tôi, nhìn bốn phía chung quanh căn phòng trống trải, bất kỳ một vật dụng nào, một hình thù nào cũng rơm rớm sự nghèo khó. Im lặng một hồi lâu rồi ông nói: “Làm sao để có một chỗ ở tử tế ?” Ông hỏi như không phải hỏi tôi. Tôi hiểu nỗi day dứt của ông trước những gì ông nhìn thấy.

            Sau ngày tái lập tỉnh Hà Tĩnh, năm 1991, một dàn tác giả trẻ xuất hiện tiếp nối thế hệ thơ chống Mỹ tạo thành một đội ngũ làm thơ khá đông đảo quây quần quanh Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh. Thời ấy và cả về sau này, bao nhiêu người làm thơ thì bấy nhiêu bổn phận công chức ăn lương nhà nước. Ông vẫn là người đi nhiều, quay ngang, dọc trong các quan hệ chính trị, quan hệ hành chính. Ông giao tiếp với cả Ủy viên Bộ chính trị, Thủ tướng Chính phủ, các chính khách ngoại giao. Ông giao lưu với giới thương nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, bạn bè văn chương, nhà giáo, học sinh... Ông có mặt ở nhiều nơi. Ở những nơi ấy, ông mau chóng thành trung tâm chú ý của nhiều người. Tôi nghĩ, không phải vì chức quyền và cũng chẳng phải nhờ Thơ mà là nhờ sự am tường đời sống xã hội cùng cái gì đó ở dáng điệu, ở âm lượng giọng nói, ở khuôn mặt, ở cái nhìn…cứ  hồn nhiên toát ra vẻ nhiệt tình của ông. Thời gian ấy ông vẫn làm thơ, hàng chục tập thơ, thơ cho người lớn, thơ cho các em thiếu nhi, Vẫn làm quan, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và  Đầu tư – cái Sở to nhất, nhì tỉnh về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Thời ấy và mọi thời, luôn có loại người làm quan muốn làm thơ để giúp đời một cái gì đó, lại có loại người làm quan, mượn thêm văn chương để đánh phấn danh quan…Những điều trái ngược này đâu phải trong ai cũng rõ ràng, rành mạch; chúng xâm lấn nhau, chúng chống nhau, chúng trốn tìm nhau và đau đớn hơn là chúng lừa gạt chính con người. Lê Duy Phương  thuộc loại thứ nhất. Thế nên ông có bạn bè, có bạn đọc.

       Rồi đến ngưỡng sáu chục tuổi, ông nghỉ hưu. Nghỉ hưu, khối người hụt hẫng. Đọc trong“ Người” của ông bạn Nguyễn Quang Thiều gặp câu chuyện kể một người làm quan nghỉ hưu rồi mà sáng sáng xách cặp ra đứng ở cửa ngong ngóng xe tới đón, ngồi vào mâm cơm thì cầm đũa gạch gạch lên mặt bàn miệng lẩm bẩm:” Duyệt! duyệt”. Cái hưu khiến kẻ tham quyền thành tâm thần như vậy thì qủa thật chua xót.  Lê Duy Phương là một người nghỉ hưu một cách vui vẻ, thanh thản mà tôi được biết. Ông bảo, mình đã cởi áo quan trường, rủ bỏ hàng lô công việc hành chính, chính trị về với đời thường tự do làm những việc gì mình thích kể cả yêu thương, hờn giận. Tôi nói, thế chẳng ra chốn quan trường, không được tự do yêu thương, hờn giận ư? Với vẻ hồn nhiên quen thuộc, ông bảo được,  nhưng trong khuôn khổ nào đấy. Khác nhiều nhà thơ về hưu trong túng bấn, ông có nhà ở Hà Tĩnh, ở Vinh, ở Hà Nội, và dĩ nhiên không phái lo lắng chuyện áo cơm. Người ta thấy ông cưỡi xe máy chở vợ ra chợ Tỉnh lên siêu thị, tới câu lạc bộ thơ của Hội Văn nghệ, tới nhà bạn bè đàm đạo chuyện văn chương. Thấy ông xuất hiện ở Hà Nội dang díu với câu lạc bộ Thơ Nguyễn Công Trứ. Gặp ông chủ trì cuộc tọa đàm tiểu thuyết viết về Nguyễn Du. Lại thấy ông ở Hội thảo Truyện Kiều, gặp ông trong lễ phát giải thưởng viết về đề tài Giao thông Vận tải .. Và gặp nhiều hơn tên ông trên sách, báo, thơ ông trong phòng đọc Thư viện.  Là chỗ thân tình tôi đọc hầu hết thơ ông, thơ đã in và thơ chưa in, cảm nhận ra một điều rằng, ông đang trăn trở đổi mới thơ: đau đáu và đắm đuối, dằn vặt và chua chát, đau buồn và khát vọng. Những: Em nhỏ ơi, em nhỏ quá đi thôi/ Trong mưa lũ em sống làm sao được/ Ngắm con trẻ thủ đô chơi đèn phá cỗ/ Nước mắt nhòa trang viết tối hôm nay (Gửi) Những: Những người đi nuôi bệnh nhân/ thường là đàn bà/ tất bật và bụi bặm/ lặng lẽ đi trong hành lang ( Nuôi). Lại nữa: Phố xá/ thưa dần/ Những mớ rau/ thoi thóp/ Ngưới bán rau/ thở dài/ bước đi (Chợ). Lại nữa: Cái gì của dân không biết/ Chợ đây mới thật của dân/ Cứ đến mà xem thì rõ/ Người ơi, dù chỉ đôi lần.( Chợ)…

      Lê Duy Phương đã tiễn khách đang đón thơ: Chức tước như khách đến rồi đi/ Còn Thơ mãi mãi với tôi suốt đời .

                                                                              Tháng 8-2015

       


Bình luận