logo

Lý luận phê bình

Với "NGƯỜI THÂN THƯƠNG"

Tập chân dung văn học “Người thân thương” của nhà văn Đức Ban khắc họa khó rõ nét mười lăm chân dung nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu LLPB, Nhà nghiên cứu VHDG họa sĩ, nhạc sĩ, kịch tác gia đã sống và làm việc trên đất Hà Tĩnh.


Trước hết nói về thể loại: Trong khoảng thời gian hơn mười năm trở lại đây, loại hình văn học phi hư cấu, phát triển ngày càng mạnh mẽ. Nó bao gồm các tiểu loại của kí như: hồi kí, bút kí, tản văn, chân dung văn học,... Có lẽ thời kì trước ý thức cộng đồng, con người cộng đồng là trọng tâm của xã hội, thì nay ý thức cá nhân, con người cá nhân chiếm vị trí trung tâm. Khi đó, con người cá nhân có nhu cầu biểu đạt bản thân mình với tất cả sự tận độ và thành thật nhất. Trong bối cảnh giao tiếp văn học hiện đại, khoảng cách giữa người viết và đối tượng được viết dần dần được rút ngắn lại trở nên gần gũi thân tình, không còn gián cách. Văn học thế giới đã có nhiều nhà văn viết về chân dung văn học thành những kiệt tác: như cuốn “ Bông hồng vàng” của Paostovski ( Nga) hay tập hồi kí “ Cát bụi chân ai” viết về chân dung các nhà văn: Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Nguyễn Huy Tưởng… của nhà văn Tô Hoài. Chính là chất văn học cho phép thể tài chân dung, được phóng túng nhiều hơn so với lối viết tiểu sử hoặc nghiên cứu một tác giả. Với các tác giả cùng thời hoặc  không xa cách nhiều về niên đại, người viết chân dung văn dung tất nhiên không thể tùy tiện dựng ra những sự kiện “tày đình” mà ai cũng biết là không có thật trong đời tác giả ấy. Nhưng với những tác giả thuộc một quá khứ xa, không còn lưu lại các chi tiết tiểu sử gì nhiều ngoài các tác phẩm thì việc dựng chân dung có khi lại được phép phát huy “ quyền hư cấu” ở một mức nào đấy, cốt sao phù hợp với cái nhìn và cách hình dung của người viết. Với nhà văn Đức Ban, ông chỉ viết về những nhân vật đương đại, những người “sống cùng thời với ông’. Và với văn học Hà Tĩnh, đây là một cuốn sách hiếm hoi mà ông rất khiêm nhường khi đặt tên: “Người thân thương” với cách trình bày bìa trang nhã và trân trọng. Điều đó nói lên cái tâm của người viết. Ông đã  đãi qua bao lớp quặng để lọc lấy những tinh thể vàng óng ánh ấm áp tình người…

Tập chân dung văn học “Người thân thương” của nhà văn Đức Ban khắc họa khó rõ nét mười lăm chân dung nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu LLPB, Nhà nghiên cứu VHDG    họa sĩ, nhạc sĩ, kịch tác gia đã sống và làm việc trên đất Hà Tĩnh. Ông có một lợi thế từng là chủ tịch Hội VHNT tỉnh và Giám đốc sở văn hóa. Vì thế ông có điều kiện tiếp xúc   làm việc với các tác giả ở các chuyên ngành khác nhau đã tạo ra một bức tranh đa dạng phong phú và hết sức sinh động với ngòi bút có giọng điệu riêng, nhấn nhá chi tiết mà dựng được cả một tính cách sống và phong cách sáng tạo riêng của  mỗi người. Ông miêu tả tác giả không chỉ thông qua tác phẩm mà còn trực tiếp thông qua các chi tiết như tiểu sử, với những ứng xử nói năng bình dị với cuộc sống thường ngày mang cả dấu ấn của thời đại nhân vật đang sống. Ông  nghêng nhiều về sự “thiếu hụt” để cùng  sẻ chia đồng cảm vì thế tạo ra được mối cảm thông, gần gũi, giao hòa giữa tác giả với nhân vật lan tỏa một tình yêu thương đồng nghiệp. Ở đây tụ hội cả văn tự sự lẫn văn phân tích, bình luận như là một thứ tùy bút văn học hướng vào việc dựng lại diện mạo hình thể, tinh thần, sáng tác…của nhân vật; hoặc hướng vào việc khám phá nét chủ đạo của cuộc đời nhân vật có khi qua một lát cắt thân gian nhất định.

Qua các tiểu mục đầu đề bài viết đã cho thấy nhà văn Đức Ban khá sâu sắc nắm bắt được thần thái của từng người. Ví như: “Bóng dài đường vắng” là tên một tập thơ của nhà thơ Quốc Anh. Hay “Những  nấc thang nghệ thuật” nói về  bước trưởng thành của nghệ sĩ Trần Hướng hoặc “Dư âm tháng ngày…” khi viết về nhạc sĩ Mạnh Chiến . Ông thường dẫn dắt từ quá khứ đến hiện tại cứ tái hiện đan xen nhau như mô – típ của điện ảnh theo ký ức thời  gian. Ví như : “Mùa thu năm 1973…” (khi viết về tác gia Phan Lương Hảo) hoặc : “Sau ngày Mỹ ngừng ném bom miền Bắc”(khi viết về nhà thơ  Xuân Hoài). Những cái mốc dấu ấn thời gian đó đã có dịp cho ông nhớ lại hồi ức như một cuốn phim tư liệu quay chậm cứ tuần tự dần  dà nhiều kỷ niệm. Thế nhưng ở một số nhân vật khác tôi lại rất thích cái dấu mốc “ thời gian tâm trạng” của ông vừa thảng thốt bất chợt lại có gì lắng sâu ngẫm ngợi như vốn ông thường hay ngẫm ngợi. Ví như: “Một lần tôi thấy ông ngồi im lặng..”(Viết về ông Thái Kim Định) Hay: “Năm nào đấy tôi gặp Trần Hướng ở chỗ nào đó cũng không còng nhớ nữa…”. Hay cái đầu đề: “Những đoạn chắp nối về Bùi Quang Thanh”  là một bày tỏ chân thành. Đặc biệt tôi rất thích những câu kết của ông có khi bằng một giao  đãi sẽ chia , có khi dựng một nét riêng nào đó của nhân vật để ta nhớ mãi như khi viết về Thái Kim  Đỉnh: “Nói xong thì mỉm cười, rồi rót nước trong cái ấm sứ đặt trong cái giõ tre ra hai bát sứ, xong bước khẽ đến ngòi xuống cái ghế ngỗ có tựa, lặng lẽ….”. Dư âm buồn lắng mãi day dứt…

Trong tập “ Người thân thương” có đến 6 chân dung các nhà thơ. Âu, đó cũng đúng vì Hà Tĩnh là đất thơ. Mỗi nhà thơ một phong cách viết khác nhau, con đường hoan lộ khác nhau. Nhưng có một điểm chung phần lớn họ là “Quan chức với thi ca” như: Xuân Hoài, Lê Duy Phương, Minh Nho… Sự hài hòa phân thân trong công việc quản lí chặt chẽ với sự mơ mộng đắm đuối, “ảo hoá” của thi ca là một điều thú vị. Phải ở vị trí của Đức Ban, ông mới nhận ra thật tinh tế điều này, qua những câu thơ ông cảm nhận và trích dẫn. Ví như Xuân Hoài chỉ với hai câu thơ: “ Cỏ may mọc ở bờ đê – Ngoài năm mươi tuổi lối về còn vương”, Đức Ban đã nhận ra cái “ thần thái”  đằm sâu tình thương mến “Người trong  cõi nhớ”. Với Lê Duy Phương ông dẫn mấy câu thơ viết về mẹ đủ cho ta hình dung ra được giọng điệu của nhà thơ vừa chân chất, vừa thân tình, độ lượng và lay thức lòng người qua những chi tiết đời thường lan tỏa: “ Nhớ mẹ đồng tiền rách – Mớ rau chiều ôi ôi – Mẹ mua về nuôi lơn – Ngắt ngon lành nuôi tôi …” . Và ông đã “Nhìn một phía” để nhận ra một Minh Nho –   Tổng Biên Tập báo Đảng của tỉnh chu đáo và kĩ lưỡng nhưng ngôn ngữ báo chí vẫn không lấn át được cõi lòng trắc ẩn của tâm hồn người thi sĩ với nỗi buồn man mác đẹp: “ Bây giờ còn đó con đò – Cô đơn gác mái bên bờ sông sao”. Đức Ban là người thân thiết gần gũi với Duy Thảo. Ông “đọc”  Duy Thảo không chỉ tính cách khác người mà còn  “cảm”  chất thơ  tự sự nặng trĩu yêu thương của Duy Thảo bên trong. Trong khi tìm về “Miên man bến cũ” mà tình thơ, tình đời vẫn luôn trẻ trung và phục thiện, vẫn luôn hồn hậu và đắm đuối vẫn luôn xanh rờn dù có mảnh mai nhưng không yếu ớt của “một lá cỏ”. Phải thật tinh tế lắm – tinh tế như hơi văn của ông , Đức Ban mới chọn ra được bốn câu thơ nhiều tâm trạng mà day dứt , chi tiêt mà ám ảnh trong thơ Duy Thảo: “ Ngày ấy em đi theo giận dỗi – Heo may tráng lạnh lá dong riềng – Hạt đỗ nép vào khe dất hở - Ơ hờ nằm đợi tiết ra giêng…” .Nguyễn Quốc Anh là một thi sĩ thực thụ. Ông cứ “ Bóng dài đường vắng” mà bước đội mưa, đội nắng, đội bao vất vả cuộc sống đời  thường, nhưng lại rất nhẹ nhõm, an nhiên như cuộc đời ông vậy. Đức Ban đã nhận ra điều đó khi cùng đồng hành với Nguyễn Quốc Anh trong mưa chiều Đà Lạt để nhận ra cái cử chỉ rất nhân văn của nhà thơ: “ Anh không nở xòe ô trong mưa chiều Đà Lạt – Sợ vô tình va chạm phải thiên nhiên”. Nhưng khi đến với Bùi Quang Thanh náo hoạt ngoài đời, lãng du phiêu bồng chắp nối những chuyến đi rong ruổi để thấu suốt một mạch thơ nhiều khí chất tráng ca hứng khởi thì lạ thay, cũng chỉ Đức Ban lại thấu thị được cái nỗi người nỗi buồn ở con người này là khi: “ Cô đơn ơi! Cứ bám cùng ta mãi – Chớm bạc rồi mái tóc lãng du – Dẫu phía trước đưa ta về cõi thực –  Ánh đèn pha chưa xuyên nỗi sương mù …”. Thơ là người, vì thế chỉ điểm qua những câu thơ trích dẫn trên trong các bài viết đã giúp cho ta hiểu thêm phần sâu thẳm của chân dung những con người thơ thương mến này…

Có một bài viết trong tập “Người thương mến” tôi rất thích khi ông viết về nhà văn Chính Tâm với một “ Chầm chậm Chính Tâm” như chầm chầm đến với mình . Có lẽ sự đồng cảm này bắt đầu từ cả hai ông đều viết văn xuôi và có một quãng thời gian dài hai nhà ở sát cạnh nhau ngoài cổng chốt thành Vinh. Tôi đã đến khu tập thể đó nhiều lần. Và cũng đã nhiều lần tận thấy cái tư thế rất “khác người” của nhà văn Chính Tâm như những nét khắc  họai của nhà văn Đức Ban: “ Ông ( Chính Tâm) ngồi thu lu hai chân lên ghế, hai đầu gối kẹp cái điếu thuốc lào làm bằng ống tre mận chín, những ngón tay run run, giật giật đám tóc lưa thưa trên đầu, còn giữa bàn là những tờ giấy chi chít chữ”. Chao ôi! Mỗi con chữ ông viết ra về nhà văn bạn mình như thấm cả hồn vía dựng lại phập phồng chân dung một con người cá thể thật sống động biết chừng nào. Bây giờ nhắm mắt lại tôi vần hình dung ra con người ấy lận đận cả đời, lao tâm khổ tứ với từng con chữ mà lại ngơ ngác trước bao biến động xã hội để tất cả dồn nén trút vào trang viết. Nhưng trang viết của Chính Tâm không gặp được may mắn như số phận ông. Tôi tin rằng khi viết về Chính Tâm, Đức Ban đã nhiều lần “ chậm rãi” dừng lại và không ít lần ông thổn thức day dứt canh cánh bên lòng. Rồi có một ông nhà văn của “làng Vòng” – cái làng nông thôn như bao làng quê khác mà cứ lòng vòng mãi trong cái vòng luẩn quẩn, manh mún, rã rời, . Ở đó đã sinh ra ông nhà văn Trần Đắc Túc đã từng chai tay, sụn lưng để be bờ đắp bồi cái khoảnh đất trũng đầu làng để dựng nhà. Như ông từng đắp bồi từng mảng phù sa con chữ để thành “ Đêm làng Đống”, để thành những bút kí, ghi chép đậm đặc sắc thái  tích cách con người nông dân không chỉ bằng phép phù thủy của ngôn ngữ mà bằng cả lao lực, lao động chân tay sức mình. Nhà văn Đức Ban đã viết về truyện ngắn của Trần Đắc Túc không chỉ bằng những nhận xét mà bằng cả những đồng cảm chia sẽ: “ Những truyện ngắn của anh ( Trần Đắc Túc) được một quang cảnh gần gũi, giản dị và thân thương với giọng văn có hương vị riêng, giản dị đằm thắm” . Như lời cuối sách Đức Ban đã viết: “ con người ta sống một ngày cũng đã không nếm hết những gì nếm trải. Huống chi là năm, là tháng”. Ông chiêm nghiệm thời gian qua cuộc đời của các văn nghệ sĩ Hà Tĩnh. Ông đã cũng nhà nghiên cứu dân gian Thái Kiên  Đỉnh “ Người đi cùng dân gian” để đến với “ Non nước Hồng Lam” của Võ Hồng Huy. Ông đã từng cũng  Mạnh Chiến qua “Dư âm tháng ngày”  để cảm nhận sâu sắc da diết với “ Mấy khúc tình đời” của nhạc sĩ Ngọc Thịnh. Và cuộc đời ông cũng đã từng qua những gập  gềnh trăn trở để vượt  lên “ Những nấc thang nghệ thuật ( viết văn)” như nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần  Hướng để có được những phút giây trở về làm “ Một con người trầm lặng” như chân dung Hà Quảng. Bởi chính ông – nhà văn Đức Ban đồng hành với sự “Sáng tạo không ngừng” của nhà viết kịch Phan Lương Hảo…

Có thể nói có thể viết được từng ấy chân dung ông khống chỉ sống  thật thân thiết  tri âm tri kỷ với các nhân vật mà còn “đọc” khá kỹ về họ. Với vốn hiểu biết khá  sâu sắc ngoài  mảng văn học ông còn khá tường tận với các chuyên ngành nghệ thuật khác khi trích đẫn những câu thơ hay, khi có một  nhận xét khá ấn tượng về các tác phẩm với sự   đồng điệu tâm hồn. Trên hết vẫn là những thương mến trân trọng qua các gương mặt chân dung, ta có thể hình dung được một bức tranh VHNT Hà Tĩnh của cả một thời kỳ. Điều đó chứng tỏ ngoài cái “tâm” thì   cái “tầm” khẳng định rõ thêm  những phát hiện tinh tế, những liên tài cộng hưởng. Chính với thể tài này ông đã góp phần tái hiện lại thật sinh động không khí sáng tạo VHNT không chỉ của một người mà của cả một  đời, một thời. Bây giờ thì người còn, người mất được xếp cạnh bên nhau trong một cuốn sách có độ dày khiêm tốn mà dư âm của nói thì vang xa dư vọng. Tôi cứ hình dung họ đang ngồi bên nhau trong một cuộc họp Ban chấp hành đủ mọi lứa tuổi có đầy đủ các chuyên ngành mà đây là những con chim đầu đàn. Điều muốn nói thêm là tính chất “chân dung kép”. Mỗi một tác phẩm chân dung đồng thời hiện lên hai chân dung: Chân dung của   người được viết  và chân dung của cả tác giả - người viết. Với ông, do ý thức cá tính của chủ thể sáng tạo được thể hiện rất rõ (Qua ngôn ngữ, giọng điệu, chi tiết ) gương mặt tinh thần người viết có cơ hội hiện lên khá rõ  nét. Và tập “Người thân thương” có thêm một chân dung nhân vật  thứ 16 chính là tác giả : nhà văn Đức


Bình luận